Quạy Số 1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Quạy Số 1

Vui là 9 quạy là 10
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Đề cương ôn tập Văn HK1 lớp 11

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


153
Điểm : 2238
Join date : 15/11/2009

Đề cương ôn tập Văn HK1 lớp 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Đề cương ôn tập Văn HK1 lớp 11   Đề cương ôn tập Văn HK1 lớp 11 I_icon_minitimeWed Dec 01, 2010 9:03 am

I. Phân tích diễn biến tâm trạng của chị em Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.


A. Mở bài:
- Thạch Lam là một nhà văn có biệt tài về truyện ngắn. Ông thường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày.
- “Hai đứa trẻ” là TP tiêu biểu của Thạch Lam thể hiện đầy đủ nghệ thuật viết truyện của ông
- Phân tích nhân vật Liên và An ta sẽ thấy rõ hơn biệt tài của Thạch Lam.
B. Thân bài:
* Hình ảnh chị em Liên:
a) Hồn cảnh:
- Cha mất việc, mẹ làm hàng xáo, kinh tế gia đình sa sút.
- Chuyển từ Hà nội về phố huyện nghèo sinh sống.
- Chị em Liên được giao trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ thuê lại của người khác => Liên là người con gái hiếu thảo, đảm đang.
b) Tâm trạng:
- Liên cảm thương cho những người nghèo mà đêm nào Liên cũng nhìn thấy: chị Tý, bác sẩm, bà cụ Thi, những đứa trẻ ở chợ... Liên là người con gái giàu tình thương, biết suy nghĩ, hay trầm tư trước cảnh đời mà Liên bắt gặp.
- Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà Liên và những người xung quanh đang sống đắm chìm trong bóng tối, chị em Liên muốn quên đi thực tại xót xa “An và Liên lặng ngước mắt lên các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông”
- Chị em Liên luôn hồi niệm về quá khứ xa xưa, êm đềm ở Hà Nội “Liên nhớ lại khi ở Hà Nội, chị được hưởng những thức quà ngon lạ, bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền, được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ”; còn bây giờ: “Phở của bác Siêu là món quà xa xỉ, hai chị em không bao giờ mua được”.
- Đêm nào hai chị em cũng cố thức để chờ đồn tàu đi qua - chuyến tàu đêm, hoạt động cuối cùng của đêm khuya, mang lại một chút ánh sáng và âm thanh rộn rã của Hà Thành hoa lệ cho phố huyện nghèo tăm tối.
- Con tàu mang đến thế giới của kỷ niệm, đánh thức dậy trong chị em Liên hình ảnh đẹp của quá khứ, mang đến cho Liên nguồn sáng lấp lánh khác hẳn nguồn sáng hiu hắt của phố huyện.
- Chị em Liên chờ đợi tàu không phải để bán được thêm hàng màø muốn được nhìn thấy một thế giới khác sôi động, sang trọng hơn, vì thế việc chờ đồn tàu đem lại niên vui cho chị em Liên.
=> chờ đợi tàu trở thành một nhu cầu có thể khỏa lấp những khoảng trống mênh mông trong tâm hồn Liên, giúp Liên thấy rõ hơn, sâu hơn cuộc sống phủ dầy bóng tối nơi phố huyện đồng thời thể hiện khát vọng được đổi đời.
- Ngọn đèn hàng nước của chị Tí chập chờn trong giấc ngủ của Liên thể hiện cuộc sống bế tắc không có tương lai.
C. KL:
- Qua nhân vật Liên và An, Thạch Lam thể hiện tình cảm nhân ái, nồng hậu đối với những kiếp người nghèo khổ tối tăm.
- Nêeu suy nghĩ của người viết.

II.Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu nhân vật.
B. Thân bài:
1.Huấn cao là người tài hoa, nghệ sĩ:
Tài năng thư pháp của HC được thể hiện qua cuộc đối thoại giữa viên quản ngục với thầy thơ lại ở phần mở truyện khi nhận được công văn tiếp nhận tử tù: “Tôi nghe ngờ ngợ. HC? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?”. Câu hỏi của ngục quan chứng tỏ HC là nghệ nhân được nhiều người yêu mến: “nhiều người nhắc nhỏm đến cái danh ấy luôn”. Huấn Cao còn là người có tài bẻ khóa vượt ngục => ông là người văn võ song tồn.
2. La người có khí phách hiên ngang:
- Bị dẫn vào huyện ngục, ông không chút run sợ, điềm tĩnh bảo bạn tù dỗ gông diệt rệp. Trước lời đùa cợt của lính áp giải, ông đã: “lạnh lùng... khom mình ... đánh thuỳnh”
- Là tử tù, đợi ngày ra pháp trường, HC vẫn “thản nhiên nhận rượu thịt” do thơ lại đem đến hàng ngày và xem “đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình, luc chưa bị giam cầm”
- Một lần, quản ngục đến phòng giam HC với thiện ý biệt đãi, bày tỏ lòng kính trọng của ông đối với một bậc đại trượng phu, một người nghĩa khí, ông đã khép nép hỏi ông Huân: “Ngài có cần gì thêm nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”. Lúc ấy, HC trả lời với thái độ cố ý làm ra khinh bạc đến điều: “ Ngươi hỏi ta cần gì ... đây”. Câu trả lời không khiến ngục quan tức giận mà từ hôm ấy HC vẫn nhận được sự biệt đãi từ quản ngục.
3. La người có nhân cách trong sáng cao cả:
- Tấm lòng quí trọng cái đẹp:
+ Đối với HC, cái đẹp đồng nghĩa với cái quí giá: “chữ thì quí thực” nhưng không phải ai cũng có thể nhận ra và biết thưởng thức.
+ Là một nghệ nhân thư pháp, ông rất trân trọng cái đẹp: “Ông ít chịu cho chữ” và “không ép mình viết câu đối”. Không phải ông hẹp hòi, ông chỉ cho chữ những tri âm tri kỉ, những người bạn thân hiểu được giá trị của cái đẹp, hiểu được cốt cách của ông: “Đờí ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức cung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”
=>HC là người có thể sáng tạo ra cái đẹp, biết thưởng thức và luôn có ý thức giữ gìn.
- Coi trọng cái đẹp, đồng thời ông cũng rất quí trọng những tấm lòng biết yêu cái đẹp. Khi hiểu được tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục, HC đã thuận cho chữ : “Về bảo với chủ ngươi ... ta cho chữ”.
C. Kết luận:
Qua hình tượng nhân vật HC, Nguyên Tuân đã bộc lộ quan niệm về cái đẹp. HC không chỉ là người có tài mà còn có tâm, có “thiên lương” cao đẹp. HC không chỉ có thái độ hiên ngang, bất khuất không sợ chết, coi thường danh lợi mà còn có một tấm lòng yêu quí cái thiện, cảm động trước “thiên lương” của viên quản ngục. Đó là hai mặt thống nhất trong một nhân cách lớn. Như vậy, trong quan điểm của Nguyễn Tuân, các tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đó là một quan điểm nghệ thuật tiến bộ.
III. Phân tích nhân vật viên quản ngục:

A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu nhân vật.
B. Thân bài:
1. La người say mê thú chơi chữ đến cực độ:
- Niềm say mê đã có từ thời còn trẻ.Là một nhà Nho từ lúc “biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền” suốt đời ông chỉ ao ước một điều là “một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông HC viết” vì “Chữ ông HC đẹp lắm, vuông lắm ... có được chữ ông HC mà treo là có một vật báu trên đời”.
- Dáam xin chữ kẻ đại nghịch tại nhà lao tử tù.
2. Thái độ biệt nhỡn liên tài:
Là một quản ngục, nhưng ông chỉ cho mình là kẻ “tiểu lại giữ tù”, ngược lại, đối với HC ông luôn dành một sư kính trọng, lòng kiêng nể sự biệt đãi:
+ Biết trong số phạm nhân được giải đến có HC, ông dặn thơ lại: “thầy bảo ngục tốt nó quét dọn buồng trong cùng, có việc dùng đến”. Đêm hôm ấy, VQN thao thức nghĩ ngợi tìm cách để HC đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại” dù trong lòng vẫn lo viên thơ lại cáo giác quan trên.
+ Khi nhận phạm nhân: “trái với phong tục nhận tù mọi ngày, hôm nay viên coi ngục nhìn sáu tên tù mới vào với cặp mắt hiền lành”.
+ Trong những ngày HC ở đề lao chờ thụ án: quản ngục nhờ thơ lại “dâng rượu với đồ nhắm” “trước giờ ăn bữa cơm tù” bằng lời lẽ rất lễ phép: “Thầy quản chúng tôi có ít quà mọn này biếu ngài dùng cho ấm bụng. Trong buồng đây lạnh lắm”
+ Một lần, chính quản ngục mở khóa cửa buồng kín khép nép hỏi HC: “Đối với những người như ngài phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí tôi muốn châm chước ít nhiều ... Vậy ngài có cần gì thêm nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”. Mặc dù bị HC miệt thị nặng lời: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”, ông vẫn ôn tồn, nhã nhặn “xin lĩnh ý” rồâi lễ phép lui ra.
+ Nghe lời khuyên của HC, ông xuc động nghẹn ngào “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”
C. Kết luận:
Như vậy, qua ngòi bút Nguyễn Tuân, ngục quan cỏ những phẩm chất khiến ông HC cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả coi đó là “cái thuần khiết giữa một đống cặn bã”, “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.
IV. Phân tích niềm vui của những người trong gia đình cụ cố Hồng và những người đến đưa đam ma của cụ tổ:

A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Xuất thân từ một gia đình nghèo khó, Vũ Trọng Phụng sớm đi làm và kiếm sống một cách chật vật bằng nghề viết báo, viết văn chuyên nghiệp. Vì vậy ông sáng tác nhiều tác phẩm tốt lên niềm căm phẫn xã hội thối nát lúc bấy giờ và có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của văn xuôi VN hiện đại, một trong những thành công nổi bật của ông là tiểu thuyết “Số đỏ”
- Giới thiệu đoạn trích: “Hạnh phúc của một tang gia” thuộc chương XV của tiểu thuyết “Số đỏ”. Đoạn trích đã phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước: con cháu của đại gia đình này và cả những người đi đưa ma thật sự sung sướng khi cụ tổ chết.
B. Thân bài:
a)Niềm vui của những người trong gia đình cụ cố Hồng:
+ Cụ cố Hồng:
Tuy mới 50 tuổi nhưng lâu nay chỉ mơ ước được gọi là cụ cố. Dịp may đã tới, cụ nhăåm nghiền mắt lại để nghĩ đến lúc được mặc áo xô gai lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu máo diễn trò già nua ốm yếu giữa phố đông người để cho thiên hạ phải trầm trồ: “Úi kìa! Con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!” (cụ cố Hồng cố tình tỏ ra già yếu để được những người đi đưa đám ma khen với suy nghĩ: nếu người chết có nhiều con cháu và con cháu càng khôn lớn bao nhiêu thì càng được coi là gia đình có phục bấy nhiêu).
+ Văn Minh - nhà cải cách y phục Âu hóa:
Được dịp lăng-xê những mốt y phục táo bạo nhất, “có thể ban cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời”
=>Đây là cơ hội để ông quảng cáo hàng, để kiếm tiền.
+ Cô Tuyết:
Được dịp “mặc bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng, trong có cóoc-sê, trông như hở cả nách và nửa vú - nhưng mà viền đen và đội một cái mũ mấn xinh xinh”, đồng thời “trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám”. Khi trông thấy Tuyết, những ông bạn thân của cụ cố Hồng, trong đó có nhiều vị tai to mặt lớn “đều cảm động hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai ốn, não nùng”
=>Đây là cơ hội để Tuyết chưng diện, phô bày sự hư hỏng của kẻ “chưa đánh mất cả chữ trinh”
+ Cậu tú Tân :
Được dùng đến cái máy ảnh mới mua nên sướng điên người. (Khi chưa phát phục, cậu sốt ruột đến “điên người lên” vì cậu đã chuẩn bị mấy cái máy ảnh mà mãi không được dùng!)
=>Đây là cơ hội hiếm có để cậu tú giải trí và chứng tỏ tài nghệ chụp ảnh của mình.
+ Ông Phán mọc sừng:
Thật sung sướng vì không ngờ rằng cái sừng trên đầu mình lại có giá trị đến thế (cụ cố tổ sở dĩ lăn đùng ra và cấm khẩu vì biết tin cháu rể mọc sừng)
=> Đây là cơ hội để ông được trả công xứng đáng cho cái sừng cắm trên đầu mình.
+ Xuân tóc đỏ:
Danh giá và uy tín càng cao thêm vì chính nhờ Xuân mà cụ cố tổ chết (Xuân có công tố cáo việc ông Phán mọc sừng trước mặt cụ cố tổ)
=>Đây là cơ hội để Xuân Tóc Đỏ phô trương thanh thế.
b. Niềm vui củanhững người đến đưa đám ma:
+ Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: Đang lúc thất nghiệp, được thuê giữ trật tự cho đám tang (và có như vậy mới có tiền).
+ Bạn bè cụ cố Hồng : “Được dịp khoe các thứ huy chương , phẩm hàm: Bắc Đẩu bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn tượng bội tinh, ... và các thứ râu ria trên mép, dưới cằm, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, xoăn quoăn ...”
+ Hàng phố : Được xem một đám ma to tát chưa từng có “đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy”.
C. kết luận:
- Qua các nhân vật trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”, tác giả phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối, lố lăng của xã hội thượng lưu thành thị những năm trước cách mạng tháng Tám 1945.
- Nêu cảm nghĩ của người viết.
V. Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu nhân vật.
B. Thân bài:
1. Là một nông dân lương thiện, gặp nhiều bất hạnh:
- Ngay từ khi mời chào đời Chí đã bị ruồng bỏ. Được anh đặt ống trúm lươn nhặt về thì lại biến thành hàng hóa “bán cho bác phó cối không con”.
- Lớn lên anh lại phải sống kiếp sống trâu ngựa của người nông dân trong XH phong kiến. Chí chỉ là công cụ thỏa mãn khát vọng làm giàu của Bá Kiến và khát vọng nhục dục của vợ BK.
- Điều đáng trân trọng là Chí vẫn là một nông dân lương thiện, mơ ước bình dị về một gia đình hạnh phúc và Chí cũng là kẻ rất trọng nhân phẩm “Khi bà ba gọi lên bóp chân hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”
2. Quá trình lưu manh hóa:
- Do ghen tuông Chí bị Bá Kiến đưa đi tù, nhà tù TD kết hợp với bọn ác bá biến Chí thành một tên lưu manh mất cả nhân hình lẫn nhân tính:
+ Ngoại hình: “Cái đầu thì trọc lóc.....cả hai cánh tay cũng thế”
+ Hành động, cử chỉ:
• Suốt ngày triền miên trong cơn say.
• Chuyên rạch mặt ăn vạ.
• Bị bá Kiến lợi dụng đi đâm chém đòi nợ thuê cho hắn.
- Mở đầu truyện bằng tiếng chửi của Chí Phèo, điều đó cho ta thấy: tuy bị biến thành quỷ dữ nhưng từ trong sâu thẳm tiềm thức, Chí vẫn khao khát được giao tiếp với đồng loại. Trong cơn say, Chí càng thắm thía nỗi đau của một người “sinh ra là người nhưng không được làm người”.
3. Quá trình hồn lương của Chí Phèo:
- Sự chăm sóc ân tình của Thị Nở đã làm thức tỉnh bản chất lương thiện trong con người của Chí Phèo “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao”
- Thị Nở là cái phao duy nhất có thể cứu vớt cuộc đời Chí Phèo trở lại làm người lương thiện. Nhưng bà cô Thị Nở, mà cũng là định kiến xã hội không cho Thị Nở đến với Chí Phèo => Chí rơi vào tâm trạng bi kịch của một người muốn được làm người mà không được làm người “Hắn ôm mặt khóc rưng rức”
4. Sự bế tắc của Chí Phèo:
- Hành động Chí Phèo giết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống đã vùng lên một cách manh động, tự phát.
- Chí Phèo giết Bá Kiến cho thấy mâu thuẫn giai cấp ở nông thôn đã gay gắt không dễ gì xoa dịu.
- Hành động Chí Phèo tự sát thể hiện sự bế tắc của người nông dân lương thiện ý thức về quyền sống mà không được xã hội thừa nhận.
5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Vừa điển hình vừa cụ thể.
- Phân diễn biến tâm lí nhân vật sắc sảo góp phần làm nổi bật tính cách nhân vật.
C. Kết luận:
- Khái quát lại nhân vật.
- Nêu cảm nghĩ của người viết
Về Đầu Trang Go down
https://vuvu.forum.st
 
Đề cương ôn tập Văn HK1 lớp 11
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» đề cương môn tin
» Đề cương HK1 môn GDCD

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Quạy Số 1 :: Test :: Pet shop-
Chuyển đến